Dành cho người mới bắt đầu

Bạn là người mới,bạn chưa biết về kiếm tiền online (MMO),bạn muốn kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh,hãy tham khảo bài viết NÀY để tìm hiểu về thế giới MMO và bắt đầu kiếm tiền thật trên mạng ảo.



Kiếm tiền trên mạng với CPM,CPC,CPA,CPS

{ Posted on 05:46 by Kiếm tiền online }
1. Các loại hình tính tiền quảng cáo:
Chắc anh em cũng đã nghe nhiều đến mấy cái từ CPM, CPC, CPA, CPS nên tớ chỉ giải thích ngắn gọn để các newbie hiểu như sau:
- CPM – Cost per a thousand impression: Publisher được tính giá quảng cáo theo mỗi 1.000 impression ( impression chính là lần thấy quảng cáo, tương đương với pageview trong google nếu anh em đặt hết cái banner quảng cáo trên tất cả các page của website). Giá của thế giới của CPM là 2 cent/CPM
- CPC – Cost per click : Publisher được tính tiền mỗi khi người truy cập bấm vào link text hay banner quảng cáo. Mỗi IP chỉ được tính hợp lệ là 2 -3 click /ngày. Giá trung bình thế giới mỗi click được tính khoảng $1,00.
- CPA hay CPS: Cost per Action hay Cost per Sales: Publisher được tính tiền mỗi khi người truy cập từ trang website của Publisher bấm vào quảng cáo và đăng ký hay mua hàng theo chương trình quảng cáo. Giá mỗi CPA có thể lên tới $20 - $40.


2. Các mạng kiếm được tiền và hình thức kiếm:
Bài này tớ viết trước về một số mạng đã khá quen thuộc, bài sau tớ sẽ viết thêm nhiều mạng khác:
- Google adsense (GA) thì chắc ai cũng biết rồi. GA là mạng điển hình dùng phương pháp CPC.
Cái giải thích cách tính CPC ở trên chắc cũng lý giải cho các anh em vì sao mà lại có nhiều Publisher kêu là bị Banned account đến thế. Rất đơn giản là vì IP của Việt Nam là IP động, mỗi IP có đến mấy chục cái máy vi tính, mỗi cái máy lại hầu hết là hàng Internet nên có mấy chục visiter sử dụng 1 ngày. Nên nguy cơ mỗi ngày có mấy chục visiter click vào cùng 1 cái banner nên bị banned là phải.

- CPX: đây là mạng đã khá nổi tiếng với các anh em nhà mình vì xét về khía cạnh thể lệ và Banned thì nó là dễ tính hơn bác GA. Tuy nhiên gần đây các anh em bắt đầu kêu là giá của CPX đang giảm xuống. Bác CPX này thực chất là trả theo CPM, nhưng có kết hợp mua thêm CPA và CPC của các mạng quảng cáo khác để may ra trong số 1,000 impression có thể có 1 CPC và thu được phần dư. Tuy nhiên, do tỷ lệ CPC hay CPA từ các website Việt Nam thường rất thấp nên CPX giờ đây đã giảm giá CPM của thị trường Việt Nam xuống.

- Adshuh: là mạng cũng đã được khá nhiều anh em sài thử và chê là trả ít tiền. Giá CPM của adshuh trung bình là 2 cent/CPM

- Adbrite: là mạng quảng cáo riêng có đủ các loại hình CPM, CPC hay CPA. Tuy nhiên do Adbrite chỉ sử dụng quảng cáo của advertiser trong mạng của mình mà không tham gia vào mạng quảng cáo đấu giá lẫn giữa các mạng khác nên số lượng banner quảng cáo của Adbrite không phong phú, vì thế có lúc anh em phải ngồi chơi mà không có tiền.
- Bidvertise, AuctionAds hay CJ là các mạng điển hình về CPA. Cũng có một vài anh em đã thử mấy mạng này và đương nhiên thấy không ổn. Vì đơn giản là visiter của Việt Nam có mấy ai có PayPal, Check hay có nhu cầu mua hàng online mấy đâu. Thế nên chỉ trông vào may mắn thôi.

- HoneyAds.com là một mạng điển hình trả theo CPM hoàn toàn mới xuất hiện ở Việt Nam. Tớ mới phát hiện ra và thấy nó khá ổn. Vì nó là mạng mới đang thu hút thêm Publisher nên giá trả cho Publisher tốt hơn mấy anh đã ra đời trước đó.


Direct Ads

- Giới thiệu: Khác với tất cả các hình thức còn lại, đây là hình thức bán quảng cáo trực tiếp. Blogger và các nhà quảng cáo sẽ tự liên hệ với nhau, tự thỏa thuận giá cả và phương thức thanh toán.

- Ưu điểm: các nhà quảng cáo được quyền chọn site mà mình thích để đặt quảng cáo, còn các blogger cũng chỉ đặt các quảng cáo mà họ mong muốn. Loại quảng cáo này giúp cho các nhà quảng cáo phải bỏ ra ít chi phí hơn và các blogger cũng kiếm được nhiều tiền hơn do họ không phải trả một khoản phí trung gian – đó chính là các hệ thống quảng cáo.

- Nhược điểm: không phải lúc nào các nhà quảng cáo và các blogger đều tìm đến được với nhau. Đơn giản là không phải tất cả chúng ta đều biết nhau. Do vậy, nếu như blog của bạn không phải là một blog nổi tiếng và không được nhiều người biết đến thì cơ hội để bạn bán loại quảng cáo này là không nhiều.
Đây là loại quảng cáo mà các blogger rất khó bán được vì không phải lúc nào nhu cầu của nhà quảng cáo và nội dung trên blog của bạn cũng phù hợp với nhau. Do vậy, nếu có một lời đề nghị được đặt quảng cáo nào đó trên blog của bạn thì bạn hãy tận dụng triệt để cơ hội này.

CPM

- Giới thiệu: CPM là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Million hay Cost Per thousand Impression. Đây là loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Blog của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên blog, thu hút thêm nhiều người xem và kiếm tiền mà không phải bận tâm đến điều gì khác.

- Ưu điểm: loại quảng cáo này đơn giản, dễ sử dụng và dễ kiếm tiền do bạn không phải làm gì khác ngoài việc đặt quảng cáo trên blog cho chúng hiển thị. Các công việc còn lại như tìm kiếm nhà quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán, … đều do các hệ thống quảng cáo làm. Loại quảng cáo này hầu như đều có thể đặt trên mọi loại blog. Do vậy, bất kể blog của bạn có chủ đề gì, nội dung trên đó ra sao, bạn đều có thể sử dụng loại quảng cáo CPM để kiếm tiền. Nếu như blog của bạn có nhiều người xem thì đây là một loại quảng cáo rất thích hợp và là nguồn thu nhập rất ổn định.

- Nhược điểm: do là một hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu blog của bạn có ít người xem và số lượng page view của bạn không nhiều thì bạn sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu từ nó. Ngoài ra, một số hệ thống quảng cáo còn yêu cầu mỗi ngày hoặc mỗi tháng bạn phải có tối thiểu bao nhiêu người truy cập hoặc bao nhiêu page view thì mới chấp nhận cho bạn tham gia. Cho nên, nếu bạn có ít người truy cập thì không phải lúc nào bạn cũng tham gia được hình thức quảng cáo này.

CPC

- Giới thiệu: CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là hình hệ thống quảng cáo trả tiền cho từng cú click lên quảng cáo. Công việc lúc này của bạn không còn đơn giản là đặt quảng cáo, chờ nó hiển thị để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức để tối ưu nó sao cho người đọc click vào thì bạn mới kiếm được tiền. Để người đọc click vào quảng cáo không phải là một việc đơn giản. Bạn cần phải có nội dung phù hợp với quảng cáo, cần phải có vị trí đặt quảng cáo, màu sắc, kích cỡ thích hợp thì mới có được nhiều click. Bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn nếu muốn kiếm tiền từ CPC.

- Ưu điểm: dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Cho dù là một site mới thành lập hay đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo này. Khi đó, thu nhập của bạn không còn phụ thuộc vào số lượng người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào số click. Có thể blog của bạn có ít người xem hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.

- Nhược điểm: phải có click mới có tiền. Bạn chỉ có thể tối ưu hóa nội dung cũng như quảng cáo, còn bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn không thể quyết định được. Người đọc sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đọc do vậy có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định như CPM.

CPA

- Giới thiệu: CPA (Cost per Action), hay còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost per Sales). Đây là loại quảng cáo có yêu cầu cao nhất trong các hình thức trên, nhưng bù lại bạn lại kiếm được nhiều tiền nhất nếu như thực hiện tốt. Đúng như tên gọi, Cost per Action, không chỉ có để cho quảng cáo hiển thị như CPM, không chỉ click là có tiền như CPC, mà CPA đòi hỏi người dùng phải click vào quảng cáo và thực hiện một hoặc một chuỗi hành động tiếp theo cú click đó thì chúng ta mới có tiền. Các hành động này sẽ do nhà quảng cáo quy định. Đơn giản nhất là đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tham gia trả lời các survey, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới, v.v.. cho đến mức cao nhất là người dùng phải bỏ tiền túi ra để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới kiếm được tiền. Lúc này, có thể coi như bạn là một đại lý bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho các nhà quảng cáo.

- Ưu điểm: Kiếm được nhiều tiền nhất. Do chúng có yêu cầu cao nhất nên số tiền mà bạn kiếm được từ chúng cũng sẽ cao nhất nếu bạn thực hiện tốt. CPA cũng không hề yêu cầu blog của bạn có nhiều người xem hay không, chúng cũng không phụ thuộc vào người dùng click nhiều hay ít, mà chúng phụ thuộc vào hành động cuối cùng của người đọc. Có thể người khác có nhiều người xem hơn bạn, người đọc của họ click vào quảng cáo nhiều hơn bạn, nhưng người đọc trên blog của họ không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo yêu cầu nhiều như người đọc trên blog của bạn làm thì bạn vẫn kiếm được nhiều tiền hơn họ.

- Nhược điểm: Khó kiếm tiền nhất. Không phải người đọc nào cũng chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có thể họ chỉ click vào quảng cáo, nếu thấy có ích thì họ còn đọc, nếu không họ sẽ chẳng thèm quan tâm nó là gì. Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Đây là việc không hề đơn giản nếu như họ còn phải bỏ tiền túi ra.
Sau khi đã biết qua các hình thức quảng cáo bên trên, bạn sẽ chọn loại nào cho blog của mình?

Khó có thể trả lời một cách chắc chắn là bạn sẽ lựa chọn loại quảng cáo nào vì nó còn phụ thuộc vào loại chủ đề mà bạn viết, lượng người đọc mà bạn có và từng khoảng thời gian nhất định.

Tốt nhất, bạn nên kết hợp tất cả các loại hình quảng cáo bên trên để tối đa hóa thu nhập cho blog của bạn. Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, do vậy nếu chúng được kết hợp với nhau thì sẽ bổ sung cho nhau giúp bạn tối ưu hóa thu nhập. Tuy vậy, việc ưu tiên cho hình thức nào nhất và tập trung phát triển cho hình thức đó lại là một việc nên làm. Hay nói cách khác, trong kinh doanh, người ta gọi đó là tập trung phát triển lợi thế so sánh.


--------------------------------------------------------------------------


Quảng cáo CPM là gì?

--->CPM là chữ viết tắt của "cost per 1000 impressions" (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện. Đối với các nhà xuất bản, điều này đồng nghĩa với doanh thu trong tài khoản của bạn mỗi khi quảng cáo CPM được phục vụ cho trang của bạn. Quảng cáo CPM cạnh tranh với quảng cáo trả cho mỗi nhấp chuột (hoặc CPC, giá mỗi nhấp chuột) trong phiên đấu giá quảng cáo của chúng tôi, do đó chỉ các quảng cáo có hiệu suất cao nhất mới được phục vụ cho các trang của bạn. Nhà quảng cáo cần phải đặt giá thầu CPM cao hơn quảng cáo CPC hiện tại để hiển thị.
Quảng cáo CPM có thể là quảng cáo văn bản hoặc quảng cáo hình ảnh và luôn được nhắm mục tiêu theo vị trí. Quảng cáo văn bản CPM sẽ mở rộng để chiếm toàn bộ đơn vị quảng cáo. Những quảng cáo văn bản mở rộng này có thể được xem trên trang Định dạng Quảng cáo của chúng tôi.
--------------------------------------------------------------------------

CPM là gì, và Tại sao nó lại quan trọng?


--->Đo lường thành quả so sánh (CPM) có thể được dùng để cải thiện quản trị và hoạt động của một cơ quan hay ngành chức năng cụ thể, để cải thiện chính sách và quyết định phân bổ nguồn lực, và truyền đạt đến công chúng những gì đang đạt được và những nhu cầu nào của cộng đồng cần phải
--------------------------------------------------------------------------

Trước hết bạn cần hiểu PTP là gì?
-->PTP là Paid Po Promote là một dạng traffic exchange , bạn sẽ được trả tiền khi bạn có thể làm cho khách đến tham quan một website nào đó của chương trình PTP mà bạn tham gia.Thường thì bạn được khỏang 40 -> 80c cho 1000 khách tham quan.Bạn đừng nghĩ rằng việc kiếm 1000 khách tham gia là khó và 40->80c là it ỏi .số tiền bạn kiếm được với PTP lớn hơn nhiều so với kiếm tiền = PTR. Tuy nhiên kiếm tiền với PTP ko dành cho những người mới làm quen với việc kiếm tiền trên mạng
Nếu như bạn chỉ post đường link PTP trên các diễn đàn hoặc trên website cá nhân thì nói thật bạn sẽ chẳng kiếm được gì vì như tôi đã nói việc đưa 1000 visitor đến tham quan website nào đó là việc không dễ dàng gì. Do đó bạn cần phải làm cái gì đó để buộc Visitor click vào đường link PTP của bạn. PTR program sẽ giải quyết vấn đề đó, bỏ tiền ra để visitor click vào đường link mà bạn cung cấp. Vấn đề là bạn phải biết "đầu tư" sao cho có lợi nhuận.Bạn vào mục PTP lấy đường link PTP của bạn và xem danh sánh approved site. Lần lượt tham khảo tất cả các approved site đó xem site nào nhận quảng cáo PTP links giá thấp(0.20$-0.30$/1000views). Lý tưởng nhất là chọn những site nào có min payout là 1$ hoặc ít hơn 1$ vì những site đó nhận quảng cáo rất rẻ và rất đông thành viên. Giá rẽ và đông thành viên là yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn. Sau đó thì mua quảng cáo PTP link tại site đó và cung cấp cho họ đường link PTP của bạn. Xong, tiếp tuc mua PTP link tại các approved site khác để tăng thêm thu nhập.
Tôi ví dụ nhé: Website ban tham gia promote trả cho ban 60cent/1000credit, bạn xem danh sách approve site và ban thấy global paid mail có tên trong danh sách approve site. Bạn vào trang Global paid mail để mua quảng cáo PTP link. Theo tôi được biết thì global nhận quảng cáo PTP link với giá 0.25$/1000click và 2.5$/10000click. Ban mua loại ad là 10000click với giá 2.5$ đồng thời cung cấp cho họ đường link PTP cua bạn. Mẫu quảng cáo của bạn sẽ có hiệu lực cho đến khi nào bạn có đủ 10000click thì thôi. Sau khi có đủ 10000 click thì số tiền bạn kiếm đượclà:
60cent/1000credit như vậy với 10000 click thì bạn sẽ kiếm được 6$. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết còn trong thực tế thì số tiền bạn kiếm được sẽ ít hơn vì 1 số lượt truy cập không được tính điểm hoặc điểm thấp do đó số tiền bạn kiếm được chỉ khoảng 4.5$
. Sau khi trừ đi chi phí quảng cáo hết 2.5$ thì số tiền bạn kiếm được khoảng 2$
Giả sử bạn quảng cáo tại 10 site thì số tiền bạn kiếm được bằng PTP là 2x10=20$. Kiếm 20$ chỉ trong vài ngày!


Nguồn : movang.info
 

No Response to "Kiếm tiền trên mạng với CPM,CPC,CPA,CPS"

Post a Comment